Lượt truy cập
Đang online : 1
Lượt truy cập trong ngày : 210
Tổng lượt truy cập : 2950324
Công nghệ
Đối với pin sử dụng lần đầu hay được cất vào kho trong thời gian dài, khuyến cáo nên sạc/xả từ 2-3 lần trước khi sử dụng.
- Khi pin NI-Cd được sử dụng, nếu điện năng không được xả hoàn toàn mà đã bắt đầu xạc lại thì điện năng không thể xả được hoàn toàn nữa trong lần sử dụng kế tiếp. Cứ như vậy sẽ dẫn đến dung lượng thực tế của Pin thấp hơn nhiều so với dung lượng danh định.
- Pin Li không có hiệu ứng nhớ. Không đòi hỏi nạp từ 8-14 giờ cho lần đầu sạc. Việc nạp trong thời gian dài còn có thể làm hỏng pin.
- Khi điện áp của pin đã thấp hơn điện áp ngưỡng này mà quá trình xả vẫn tiếp tục thì điệp áp của nguồn pin sẽ rơi rất nhanh chóng. Đây gọi là quá trình xả quá sâu, kết quả là tạo ra lớp cặn trên điện cực, và pin sẽ khó đảm bảo được dung lượng bình thường như trước, làm giảm tuổi thọ của Pin
Pin Li-Polimer
- Việc nạp pin không đúng cách gây hư hỏng cho pin, không chỉ vậy nó còn là sự mạo hiểm khi được lắp đặt trong thiết bị, có thể phồng nổ, hoặc phóng tia lửa điện trong trường hợp pin bị tách rời. Do vậy bạn cần sử dụng 1 bộ nạp chuyên dụng cho Pin Li_Polymer. Hư hỏng đối với Pin Li_Po do sai lầm trong việc nạp/xả sẽ không được bảo hành.
* Sau đây là một số lời khuyên cho việc nạp pin đúng cách:
+ Pin Ni-Cd: Như đã bàn luận ở trên, pin này có hiệu ứng nhớ. Bởi vậy cần xả hết trước khi nạp lại ở 1 chế độ vừa phải – nhất là với pin sử dụng lần đầu tiên. Việc nạp khác đi sẽ gây hại cho pin/ suy giảm dung lượng mãi mãi.
+ Pin Ni-Mh: Đây là loại pin thường được sử dụng hiện nay, nó không có hiệu ứng nhớ và dung lượng lớn. Nhưng nó đòi hỏi thời gian sạc trong 2 hay 3 lần đầu (pin mới) bằng 2 lần bình thường. Phần lớn cần nạp với chế độ thường (dòng thường từ 70-100mAh) từ 8-14 giờ để pin sau này đạt được hiệu suất cao nhất.
+ Pin Li-Po: Là loại pin không có hiệu ứng nhớ và dung lượng rất lớn, trọng lượng nhỏ. Có thể sử dụng và nạp vào bất cứ lúc nào. Nên sạc pin sau khi sử dụng rồi mới cất đi. Điện năng của pin Li-Po hầu như không bị suy giảm trong thời gian cất giữ.
Chú ý trong khi nạp cho pin Li-Polymer
- Do sự nạp hay xả quá mức đều có thể làm hỏng pin Lithium, bộ nạp cần phải có khả năng bảo vệ trong chu trình xạc/xả. Trước khi xạc cần chắc chắn rằng bộ nạp đã được đặt đúng chế độ cần thiết cho pin Li-Po. Sau đây là những bước phải theo:
- Kiểm tra các thiết lập của bộ sạc: số cell của pin sạc, số mAh yêu cầu. Đọc kỹ chỉ dẫn của bộ sạc trước khi tiến hành sạc pin.
- Đặt pin sạc trên bề mặt khó cháy (sàn xi-măng hay mặt bàn chống cháy), phòng thông gió tốt, nhiệt độ phòng không quá cao. Không được sạc pin ở bên trong mô hình máy bay, ô-tô, trên sàn gỗ, thảm hoặc ở bất cứ vật dễ cháy nào.
- Chú ý đấu cực tính của pin sạc đúng chiều. Khi sạc không để điện áp vượt trội hơn 4,2V/cell.
- Thường xuyên theo dõi quá trình sạc. Đặc biệt không để trẻ em nghịch ngợm trong quá trình sạc.
Sự xả điện của pin Li-Polymer
- Pin Li-Po có khả năng xả với dòng rất cao.
- Không được tiếp tục xả pin khi điện áp pin chỉ còn 2,75V/cell, nếu không pin sẽ hỏng vĩnh viễn.
- Cần giữ cho pin ở nhiệt độ thấp hơn 70 độ C, nếu không pin sẽ bị hư hại.
- Khi không sử dụng pin trong thời gian dài, không nên sử dụng pin quá mức và cần kiểm tra điện áp định kỳ đối với từng cell.
Để làm tốt điều này, lời khuyên là bạn nên sạc định kỳ riêng lẻ cho từng cell và đạt sự cân bằng giữa các cell. Điện áp của mỗi cell cần ở giữa 3.6V ~ 3.9V khi còn ở trong kho hay giữa các lầm sử dụng. Bảo quản pin ở nhiệt độ -20oC ~ 35oC và độ ẩm tương đối là 45% ~ 85%.
Chú ý đặc biệt khác
- Nếu thấy pin bắt đầu phình/trương lên và/hoặc nội điện trở bản thân bắt đầu tăng lên thì pin đã hỏng, cần vứt bỏ.
- Pin Li-Po được bọc bằng 1 lá nhôm và 1 lớp chất dẻo mỏng. Sự va chạm mạnh làm thủng lớp vỏ này sẽ làm pin bị hỏng không sử dụng được. Điện cực của pin rất mỏng mảnh, rất dễ gãy. Đặc biệt là cực dương. Nếu không cần thiết thì đừng đụng đến những điện cực này.
- Khi hàn, chú ý dùng mỏ hàn có công suất thấp hơn 100W, nhiệt độ hàn cần nhỏ hơn 350oC, thời gian hàn không quá 3s và thời hạn của qúa trình hàn không quá 3 lần. Mối hàn cần cách ít nhất 1cm kể từ gốc của điện cực. Thiếc hàn phải thuần khiết và điểm nóng chảy thấp.
- Về lý thuyết, chất điện phân không thể chảy ra ngoài. Nhưng trong truờng hợp nó bị rò rỉ và dính vào da, mắt hay nhưng bộ phận khác của người cần rửa sạch ngay lập tức và đến các trung tâm y tế.
- Nếu thấy bất cứ dấu hiện nào khác lạ của pin: phình lên, có mùi của chất điện phân,... cần bỏ nó ra nơi an toàn.
Sau đây là một vài hướng dẫn sạc của các hãng điện thoại Nokia, Siemens ….
Cả thiết bị sạc pin lẫn cách sạc pin đều là những lưu ý quan trọng mà bất kì nhà sản xuất ĐTDĐ nào cũng đưa vào cuốn sách hướng dẫn sử dụng kèm theo máy. Thế nhưng, rất nhiều người dùng đã quên đi những lời khuyên hữu ích này.
Với một chiếc máy mới mua về, chính xác là khi mua một viên pin mới, nhà sản xuất thường khuyên nên tuân thủ đủ 3 bước nạp và xả pin như sau:
lần thứ nhất cắm sạc khoảng 8 đến 10 tiếng đồng hồ (riêng với pin Li- Ion thì chỉ khoảng 5 tiếng, cần chú ý đừng để pin quá nóng), sau đó dùng đến khi cạn pin (máy không hoạt động được nữa),
lần thứ 2 và thứ 3 cũng như thế và đến lần thứ 4 trở đi thì dùng bình thường, nghĩa là khi máy báo pin chỉ còn một nấc là lúc cần sạc tiếp. Tránh để tình trạng pin hoàn toàn cạn kiệt rồi mới sạc.
Tuy nhiên, cứ mỗi 20 ngày đến một tháng thì nên để pin cạn hoàn toàn một lần rồi mới sạc tiếp.
Theo nguyên tắc, đa số những chiếc điện thoại đều có những mạch điện giúp máy tự ngắt điện vào pin khi pin đầy, nhưng dòng điện này là rất nhỏ nên mạch hoạt động đôi khi không hiệu quả. Chính vì thế nên khi cắm sạc lâu hơn mức cần thiết, đặc biệt là qua đêm, thì pin sẽ nóng lên và rất dễ bị hư hại.
Việc kiên nhẫn làm theo từng bước như vậy sẽ không thừa, nó sẽ mang lại hiệu quả sử dụng pin lâu hơn, tuổi thọ của pin và máy theo đó cũng được cải thiện.
Chọn thiết bị sạc hợp lí
Cùng với việc sạc pin cho đúng cách là việc phải sở hữu những viên pin cùng bộ sạc tốt và đồng bộ. Hiện nay, thị trường nhan nhản những thiết bị sạc có giá dao động từ 15 ngàn đến 30 ngàn cho sạc Nokia, khoảng trên 40 ngàn cho sạc Motorola và Samsung tùy cửa hàng. Những thiết bị tiếp điện cho pin này hoạt động rất kém hiệu quả, rất lâu đầy pin và thường hay tự nóng lên. Vì sạc có chức năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều rồi tích điện vào pin nên mạch chuyển đổi bên trong và dòng điện phát ra rất quan trọng. Những thiết bị với linh kiện rẻ tiền khó có thể cho ra những thông số phù hợp
và chuẩn xác theo thông số pin, đôi khi còn hại cả máy.
Và quả thật, không thể đòi hỏi một thiết bị có giá 15 ngàn đồng hoạt động thật tốt chức năng sạc của mình. Bởi thế, bạn tuyệt đối tránh mua những cục sạc mới tinh, trôi nổi ngoài thị trường với giá dưới 30 ngàn. “Tiền nào của đó”, hoàn toàn không có một thiết bị sạc tiêu chuẩn nào lại có mức giá rẻ như thế.
Tuy đa số các thiết bị sạc đều có thể dùng chung cho các model trong cùng một hãng sản xuất, nhưng nhà sản xuất bao giờ cũng khuyến cáo nên dùng những cục sạc kèm theo máy và phù hợp với model đang sử dụng, bởi thiết bị này có sự khác biệt nhỏ ở mỗi dòng máy riêng.
Tóm lại, việc may mắn sở hữu những thiết bị đồng bộ là chưa đủ để kéo dài tuổi thọ cho pin nói riêng và cho điện thoại nói chung, người dùng cần áp dụng những qui tắc nhỏ để tự mình khắc phục những “bệnh” lặt vặt của máy, trong đó “chai” pin là một ví dụ.
- Thu thập dữ liệu lưới điện, ghi âm online truyền qua mạng cáp quang điều hành sản xuất là như thế nào?
- Biến dòng hở là gì?
- Tại sao sử dụng bảng Mimic trong điều hành lưới điện?
- Phát triển Lưới điện thông minh là như thế nào?
- Sự cần thiết của hệ thống ghi âm truyền dữ liệu từ xa về Trung tâm?
- Các ứng dụng của Hệ thống truyền dữ liệu online trong điều hành lưới điện.
- Cách sạc pin điện thoại lâu bị chai?